TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Xét đoán

Thứ ba - 15/03/2022 22:43 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   985
Xét đoán theo Chúa Giêsu dạy: “Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán” (Lc 6, 37).
Xét đoán

Xét đoán


 Xét là nhìn xem, phân tích, tổng hợp, tìm nguyên do. Đoán là lý luận có hai chiều hướng tốt và xấu. Xét đoán theo Chúa Giêsu dạy: “Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán” (Lc 6, 37). Chúa dạy điều gì về xét đoán? Một tư duy rộng mở.

Nguyên tắc cơ bản để xét đoán: "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ” (Lc 6, 36). Lòng nhân từ là khởi điểm cho việc đoán xét. Nghĩa là nhìn theo khía cạnh tốt khi có tâm tốt lành. Tâm tốt lành bao giờ cũng mang hiệu quả tốt lành. “Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy." (Lc 6, 38).

Tâm tốt lành cần được trau dồi, tập luyện. Luyện võ, luyện nghề, luyện ngón đàn, nhiều thứ luyện trong đời, khó nhất vẫn là luyện tâm một tư duy mở.

Một tư duy mở, nghĩa là không khép kín, phòng thủ. Người có tư duy mở có thể bị tấn công nhiều bởi người tư duy khép kín. Tuy nhiên, người có tư duy mở sẽ học được nhiều điều và có cái nhìn tươi sáng hơn. Không bị đóng kín trong tư tưởng hạn hẹp, người có tư duy mở có nhiều hướng để giải quyết vấn đề hơn, và dễ thông cảm hơn. Chúa Giêsu mang tư duy mở, thấy người phụ nữ ngoại tình đang bị lên án ném đá bởi nhiều người tư duy khép kín: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.” (Ga 8, 7). Chẳng ai ở lại ném đá, họ bỏ đi tìm dịp khác hại Chúa.

Tư duy mở, suy nghĩ khác đi, không theo lối đoán xét theo cảm tính và bao trọn gói. Thường ta gây đau khổ cho ta, khi nhìn nhận người khác theo định kiến hay đoán xét sai lầm của ta. Lối tư duy khép kín tự làm đau khổ mình nhiều khi chỉ vài nguyên nhân nhỏ, suy nghĩ tiêu cực thành ra chuyện tự gây tổn thương. Người có tư duy mở sẽ thấy lỗi lầm là chuyện thường, càng hay làm càng có những lỗi, có những thiếu sót. Không sao, biết và sửa để có ngày tốt hơn. “Ai nên khôn chẳng dại đôi lần”.

Một tư duy mở rất dễ sống và thích hợp nhiều hoàn cảnh. Nó giống như cuộc phiêu lưu đi vào nơi chưa biết, chưa từng khám phá. Bao giờ cũng vậy muốn thoáng cần mở, muốn rộng thì nới ra. Suy nghĩ theo lối mòn sẽ tù túng, suy nghĩ rộng mở sẽ thấy thênh thang. Muốn vậy luôn tập luyện rộng và thoáng.

Tư duy rộng mở đi kèm theo tâm hồn rộng mở. Khát khao hạnh phúc lâu bền là căn nguyên của mọi sự rộng mở tâm hồn. Tâm hồn hạnh phúc sẽ biết thế nào là cho đi và nhận lãnh, sẽ thấy niềm vui cuộc đời ở đâu để tìm kiếm. Tâm hồn rộng mở sẽ dễ dàng nhận ra giá trị của sự vật, không phải là chiếm hữu, sở hữu mà biết dùng đúng như nó là. Không hoang phí cũng không bủn xỉn. Biết người này, người kia để đối đãi, giúp nhau hoàn thiện. Thánh Phaolô khuyên dạy: “Thưa anh em, nếu có ai vướng mắc tội nào, thì anh em, những người được Thần Khí thúc đẩy, hãy lấy tinh thần hiền hoà mà sửa dạy người ấy, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô; phải tự đề phòng kẻo chính mình cũng bị cám dỗ. Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau” (Gl 6,1-2)

Với lòng nhân từ của Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần nâng đỡ chúng ta tập luyện rộng mở tâm hồn bằng một tư duy mới, một tinh thần mới, sống cuộc đời mới.
Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây