TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Đám tang của Chúa.

Thứ hai - 10/05/2021 07:21 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   707
Đám tang của Chúa.

Đám tang của Chúa.

Vẻ mặt đau buồn, ủ rũ, và hoảng hốt của các môn đệ theo Chúa Giêsu đến nơi cái chết của Ngài. Không còn Chúa, ngày Chúa đã chết, “những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra” (Lc 2, 25).

Ngày lo âu

“Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái.” (Ga 20, 19).

Một đau buồn chợt đến, các môn đệ chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra. Mới vài hôm trước, người ta đón rước Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, các môn đệ hân hoan về ngày Chúa Giêsu lấy lại vương quyền, rồi mọi người được chia phần thống trị, các ông còn đang mải mê, ai là người lớn nhất, nắm quyền nhiều nhất. Trong ngỡ ngàng quyền lực bị vuột mất với sự kiện Chúa đã chết.

Bộc lộ nhiều tâm tư.

Quyền lực không đi đôi với trách nhiệm: Sự kiện khác làm các môn đệ hoang mang, sợ hãi, khi Chúa Giêsu bị bắt và ra toà bị xử án. Các môn đệ sợ liên luỵ đến mạng sống, người bỏ trốn, người chối bỏ, người đứng xa xa chứng kiến. Khi tranh luận về chỗ ngồi, ai cũng thấy mình là người quan trọng cần đặt vào chỗ nhất này, chỗ nhất kia. Khi hoạn nạn đến, người thích chỗ cao nhất là người sợ chết nhất, người trốn chạy nhanh nhất.

Mất niềm tin: Hai môn đệ trên đường Emmau đi đường bàng hoàng kể lại việc xảy ra trong thành (xem Lc 24, 13 – 17). Họ có cảm tưởng đã giết chết Chúa trong những suy tưởng của mình, không nhận ra Chúa đang đồng hành với họ. Chúa đã chết trong tâm tưởng, những lúc chịu thử thách, không còn niềm tin, Chúa chết trong những suy tưởng trần tục của con người.

Chúa bị giết chết trong những trào lưu xã hội đang sống. Họ quảng bá Thiên Chúa đã chết để tự do trong các hành động xúc phạm đến phẩm giá của con người: Phá thai, truỵ lạc trong đời sống luân lý, biện hộ cho bạo lực, khủng bố, bạo hành,… Cũng như người xưa bị khích động, hô to: “đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá” (Lc 23, 21).

Lòng kiêu hãnh, sự thách đố.

Sự ác dường như vẫn chiến thắng trước những sự lành. Tên trộm cùng chịu đóng đinh, những người lính: “nếu ông la Con Thiên chúa, hãy bước xuống thập giá đi” (Lc 23, 36). Thế giới vẫn bị bao trùm sự dữ và đe doạ nhiều nơi trên thế giới. Dường như, Chúa vẫn bị đóng đinh, Chúa vẫn thinh lặng.

Im lặng của ngày Thứ Bảy.

Chúa không còn ở đấy nữa. Sự vắng lặng của Thiên Chúa để con người tự khám phá ra mình.

Biết mình đi đâu, nếu không có Thiên Chúa. Một thế giới sẽ vắng lặng bởi súng nổ, bom đạn trút xuống, những ga tàu vắng lặng vì lo sợ khủng bố bằng bom tự sát. Chẳng ai dám bước đi đâu, tụ họp nơi đông đúc nào, ở đâu cũng lo sợ, con tin, khủng bố.

Sự vắng mặt Thiên Chúa, còn đâu sự thiện để bảo vệ người lành. Chúa đã vắng mặt, con người lộng hành với những hiềm thù, tranh giành, tiền của, chiếm hữu. Không có Chúa, một xã hội xuống cấp rõ rệt, sự thật bị thay bởi dối trá, sự nghi ngờ thay cho chân thành, trung thực.

Thức tỉnh của con người.

Thinh lặng của Chúa để thức tỉnh lương tâm của con người:

Với các môn đệ:

“Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Ga 13, 14)

“Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy” (Ga 15, 13 – 14)

Với Philatô: Người đại diện cho quyền lực.

Đức Giê-su đáp lại: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn.” (Ga 19, 11).

Với những người thi hành quyền lực cần nhận ra lỗi lầm khi phải tuân hành mệnh lệnh trái lương tâm: “Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa rằng: “Người này đích thực là người công chính! “Toàn thể dân chúng đã kéo đến xem cảnh tượng ấy, khi thấy sự việc đã xảy ra, đều đấm ngực trở về.” (Lc 23, 47)

Với người tội lỗi: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” (Lc 23, 40 – 41).

Thứ Bảy Tuần Thánh, Chúa đã chịu chết và trong tĩnh lặng, chúng ta để tâm suy gẫm nhiều về sự vắng mặt của Chúa trong ngày an táng. Trong đó thái độ thống hối là một cần thiết để lãnh nhận Chúa Phục Sinh, làm mới lại những gì đã mất.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây