TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Trực tuyến Tiếp kiến chung thứ Tư 11/10/2023

Thứ hai - 09/10/2023 20:08 | Tác giả bài viết: |   489
Vatican News Tiếng Việt truyền hình trực tiếp Buổi Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô diễn ra tại Quảng trường thánh Phêrô, thứ Tư ngày 11/10/2023

Truyền hình trực tiếp Buổi Tiếp kiến chung của ĐTC, thứ Tư 11/10


Múi giờ: 8:50 giờ Roma ; 13:50 giờ Việt Nam

Vatican News Tiếng Việt truyền hình trực tiếp Buổi Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô diễn ra tại Quảng trường thánh Phêrô, thứ Tư ngày 11/10/2023.

Múi giờ:
- Giờ Roma: 8:50
- Giờ Việt Nam: 13:50

 

 
 

Tiếp kiến chung (11/10): Cuộc đời Thánh Bakhita cho thấy sức mạnh biến đổi của ơn tha thứ

Đức Thánh Cha nói rằng trải nghiệm về sự tha thứ đã khiến Thánh Bakhita trở thành một người phụ nữ hòa bình và dịu dàng, tự do và giải thoát. Gương sáng của ngài chỉ cho chúng ta cách giải thoát mình khỏi nỗi sợ hãi và nô lệ, vạch trần thói đạo đức giả và tính ích kỷ của chúng ta, để hòa giải với chính mình và gieo mầm hòa bình trong gia đình và cộng đồng của chúng ta. Chứng tá của ngài dạy chúng ta rằng lòng nhiệt thành tông đồ được thể hiện qua cử chỉ thương xót, vui tươi và khiêm nhường.

Tiếp tục loạt bài giáo lý nói về lòng nhiệt thành tông đồ, trong bài giáo lý vào sáng thứ Tư 11/10/2023, Đức Thánh Cha đã trình bày với hơn 25 ngàn tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô chứng tá của Thánh Josephine Bakhita, vị thánh nô lệ Châu Phi đầu tiên.

Thánh Bakhita đã bị bắt cóc và bị biến thành nô lệ khi mới 7 tuổi, đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ về thể xác và tinh thần. Tuy vậy, khi gặp Chúa Kitô, ngài đã trải nghiệm một sự giải thoát nội tâm sâu sắc, ngài cảm thấy được thấu hiểu và được yêu thương, có khả năng yêu thương và tha thứ, như Chúa Giêsu đã tha thứ cho những kẻ đã đóng đinh Người.

Buổi tiếp kiến bắt đầu với đoạn Tin Mừng thánh Luca 23,32-34, được công bố bằng một số ngôn ngữ chính.

Có hai tên gian phi cũng bị điệu đi hành quyết cùng với Người. Khi đến nơi gọi là “Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” Rồi họ lấy áo của Người n chia ra mà bắt thăm.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong hành trình các bài giáo lý của chúng ta về lòng nhiệt thành tông đồ, hôm nay chúng ta hãy để mình được soi sáng bởi chứng tá của Thánh nữ Josephine Bakhita, một vị thánh người Sudan. Thật không may, từ nhiều tháng Sudan đã bị chia cắt bởi một cuộc xung đột vũ trang khủng khiếp mà ngày nay người ta ít nói đến; chúng ta hãy cầu nguyện cho người dân Sudan để họ được sống trong hòa bình! Nhưng danh tiếng của Thánh Bakhita đã vượt qua mọi ranh giới và đến được với tất cả những người mà căn tính và phẩm giá của họ bị chối bỏ.

“Là một nô lệ, tôi không bao giờ tuyệt vọng."

Sinh tại Darfur - thành phố Darfur bị giày xéo! - vào năm 1869, thánh nhân bị bắt cóc đưa đi khỏi gia đình khi mới 7 tuổi và bị làm nô lệ. Những kẻ bắt giữ ngài gọi ngài là “Bakhita”, có nghĩa là “may mắn”. Thánh nhân đã bị bán cho 8 người chủ khác nhau, người này bán cho người khác... Những đau khổ về thể xác và tinh thần mà ngài phải chịu khi còn nhỏ đã khiến ngài mất đi danh tính. Ngài phải chịu đựng sự tàn ác và bạo lực: trên cơ thể ngài có hơn một trăm vết sẹo. Nhưng chính ngài đã làm chứng: “Là một nô lệ, tôi không bao giờ tuyệt vọng, bởi vì tôi cảm nhận được một sức mạnh huyền nhiệm đã hỗ trợ tôi”.

Bí quyết của Thánh Bakhita 

Tôi tự hỏi bí quyết của Thánh Bakhita là gì? Chúng ta biết rằng người bị thương tổn thường trở thành người làm người khác thương tổn; người bị áp bức dễ dàng trở thành kẻ áp bức. Ngược lại, ơn gọi của những người bị áp bức là giải phóng bản thân và những kẻ áp bức họ bằng cách trở thành những người phục hồi lòng nhân đạo. Chỉ nơi sự yếu đuối của những người bị áp bức, sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa vốn giải phóng cả hai (người bị áp bức và người áp bức) được biểu lộ.

Thánh Bakhita diễn đạt sự thật này rất hay. Một ngày nọ, người giám hộ của ngài đưa cho ngài một cây Thánh Giá nhỏ, và là người chưa bao giờ sở hữu bất cứ thứ gì, ngài đã kiên quyết gìn giữ báu vật của mình. Khi nhìn vào Thánh Giá, thánh nhân cảm nghiệm một sự giải phóng nội tâm sâu sắc bởi vì ngài cảm thấy được thấu hiểu và được yêu thương, do đó đến lượt ngài, ngài có thể cảm thông và thương yêu. Thực ra, ngài sẽ nói: “Tình yêu của Thiên Chúa luôn đồng hành với tôi một cách huyền nhiệm... Chúa đã yêu thương tôi rất nhiều: chúng ta phải yêu thương mọi người... Chúng ta phải có lòng cảm thương!”.

Thực sự, cảm thương có nghĩa là vừa đau khổ với những nạn nhân của biết bao sự vô nhân đạo đang hiện diện trên thế giới, vừa thương cảm những người phạm sai lầm và bất công, không bằng cách biện minh cho họ nhưng là khiến họ trở nên nhân đạo hơn. Đây là sự dịu dàng mà thánh nhân dạy chúng ta, giúp có tình người hơn. Khi chúng ta đi vào logic đấu tranh, của chia rẽ giữa chúng ta, những tình cảm tồi tệ, người này chống lại người kia, chúng ta đánh mất lòng nhân đạo. Và nhiều khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần lòng nhân đạo, cần nhân bản hơn. Và đây là công việc mà Thánh Bakhita dạy chúng ta: nhân bản hóa, nhân bản hóa chính mình và nhân bản hóa người khác.

Tha thứ

Thánh Bakhita, người đã trở thành Kitô hữu, đã được biến đổi bởi những lời của Chúa Kitô mà ngài suy niệm hàng ngày: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Đó là lý do tại sao ngài nói: “Nếu Giuđa xin Chúa Giêsu tha thứ thì ông ấy cũng sẽ được thương xót”. Chúng ta có thể nói rằng cuộc đời của Thánh Bakhita đã trở thành một dụ ngôn hiện sinh về sự tha thứ. Thật là điều tuyệt vời khi nói về một người rằng “họ có khả năng tha thứ”. Thánh nhân luôn có khả năng làm điều này: cuộc sống của ngài là một dụ ngôn hiện sinh về sự tha thứ. Tha thứ bởi vì rồi chúng ta sẽ được tha thứ. Anh chị em đừng quên điều này: tha thứ, đó là sự dịu dàng của Thiên Chúa đối với tất cả chúng ta.

Sự tha thứ đã giải thoát ngài. Sự tha thứ trước tiên nhận được qua tình yêu thương xót của Thiên Chúa, và sau đó sự tha thứ được ban đã khiến ngài trở thành một người phụ nữ tự do, vui vẻ, có khả năng yêu thương.

Phục vụ

Thánh Bakhita có thể sống phục vụ không phải như một sự nô lệ mà như một biểu hiện của sự tự do trao tặng bản thân. Điều này rất quan trọng: biến mình thành đầy tớ - đã bị bán làm nô lệ - sau đó ngài tự do lựa chọn trở thành đầy tớ, mang lấy gánh nặng của người khác trên vai.

Bằng gương sáng của ngài, Thánh Josephine Bakhita, chỉ cho chúng ta con đường để cuối cùng thoát khỏi cảnh nô lệ và sợ hãi. Ngài giúp chúng ta vạch trần những thói đạo đức giả và tính ích kỷ của mình, vượt qua những oán giận và xung đột. Ngài khuyến khích chúng ta luôn luôn.

Tha thứ không lấy đi bất cứ thứ gì nhưng tăng thêm phẩm giá cho con người

Anh chị em thân mến, sự tha thứ không lấy đi bất cứ thứ gì nhưng tăng thêm phẩm giá cho con người, nó khiến chúng ta hướng cái nhìn từ chính mình sang người khác, để thấy họ cũng mong manh như chúng ta, nhưng luôn là anh chị em trong Chúa.  Sự tha thứ là nguồn gốc của lòng nhiệt thành trở thành lòng thương xót và kêu gọi chúng ta đến với sự thánh thiện khiêm nhường và vui tươi, giống như thánh Bakhita.

Vatican News 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây