TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Hình ảnh Chúa Giêsu biến hình

Thứ năm - 05/08/2021 04:23 |   1981
Chúa Giêsu Kitô biến hình trên núi Tabor, tiên báo sứ điệp ánh sáng chiếu niềm hy vọng ơn cứu chuộc cho con người, là hình ảnh ẩn chứa động lực giúp cho tinh thần có chí khí sức lực vươn lên vượt qua những thử thách cám dỗ hướng chiều theo cảm quan thị hiếu.
Hình ảnh Chúa Giêsu biến hình

Hình ảnh Chúa Giêsu biến hình

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 

Trong thiên nhiên có vùng bằng phẳng với nền đất mềm. Đó là vùng đồng bằng.

Và cũng có những khu vực vùng nhô nổi lên cao hàng trăm, hàng ngàn mét với những khối tảng đá to lớn khô cứng rắn chắc so với mặt nước biển. Đó là núi đồi.

Không có sử sách khảo cứu nào chứng minh nói rõ khi nào núi đồi thành hình. Kinh Thánh nơi sách Sáng Thế ký thuật lại Thiên Chúa tạo dựng đất là nền tảng cho mọi loài cây cối thảo mộc trổ sinh phát triển vào ngày sáng tạo thứ ba. ( St 1,9-13). Nhưng không đề cập nói tới núi đồi. Dẫu vậy núi đồi hay chỗ cao cũng là nền tảng cho cây cối mọc lên phát triển như thấy trong thiên nhiên xưa nay. Và núi đồi cũng như đất có niên đại tuổi tác rất nhiều hơn so với con người.

Núi đồi có sức mạnh hùng dũng vĩ đại trồi vươn lên cao từ sâu thẳm dưới lòng đất, từ dưới đáy lòng đại dương biển cả. Độ cao của chúng vượt quá tầm nhìn con mắt thường của con người. Có lẽ vì thế núi đồi và lòng đạo đức có cùng chung hợp với nhau.

Trong dòng lịch sử thời gian tất cả mọi tôn giáo trên vũ trụ đều có những ngọn núi đồi linh thiêng là nơi thờ tự. Vì nghĩ tin tưởng rằng nơi cao núi đồi gây mang đến cảm nhận linh thiêng cho tầm nhìn con mắt con người cùng cho tâm hồn con người.

Tin hay không tin: núi đồi cao được cho là nơi chốn cư ngụ, nhà ở của các Thần Linh. Và vì thế núi đồi tỏa ra sức vẻ huyền nhiệm thánh thiêng.

Ngày xưa Thiên Chúa Giavê đã hiện ra với Tiên tri Môsê và ban cho 10 Điều Răn trên núi Sinai.

Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đã lên núi cao Tabor biến hình và truyền đi sứ điệp quan trọng: ánh sáng vinh quang Thiên Chúa.

Như vậy nói được rằng từ núi Sinai đến núi Tabor, từ vầng đám mây tối đen vùng. Núi Sinai đến vầng đám mây sáng trong sáng vùng núi Tabor, từ sấm chớp ngày xưa nơi núi Sinai đến không khí bình an nơi núi Tabor, từ bản thề thần thánh cao siêu không thể hiểu nhìn thấu tới trên núi Sinai đến tới bản chất thiên nhiên con người của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu làm người nơi trần gian trên núi Tabor.

Trên núi cao người ta nhìn sự thể bên dưới với tầm nhìn xa rộng phổ quát rõ cùng có bình an. Trên đỉnh núi cao con người có thể có cảm nhận được gần gũi với Thiên Chúa Thần thánh.

Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa ngày xưa đã leo lên ngọn núi giảng hiến chương nước trời Tám mối phúc thật (Mt.5, 1-12 ). Và đã lên núi Tabor biến hình:

“Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao, và Người biến hình trước mặt các ông, và áo Người trở nên chói lọi trắng tinh như tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế. Rồi Êlia cùng Môsê hiện ra và đàm đạo với Người. (Mc 9,1-2).

Vậy đâu là hình ảnh cùng sứ điệp qua sự biến hình của Chúa Giêsu trên núi Tabor?

Sự biến hình của Chúa Giêsu trên núi là hình ảnh tràn đầy ánh sáng và vinh quang rực rỡ.

Khuôn mặt Chúa Giêsu xuất hiện như là sự tiếp nối hướng dẫn về núi cao, như Thánh Phaolô đã diễn tả Chúa Giêsu Kitô là tảng đá (1Cor 10,4). Chúa Giêsu là núi đá, là trung gian giữa Thiên Chúa Cha và con người qua cuộc gặp gỡ con người với Thiên Chúa. Và đồng thời Chúa Giêsu là ánh sáng thật soi chiếu vào bóng tối sự chết do tội lỗi gây ra.

Vạn vật trong vũ trụ được chiếu sáng do ánh sáng mật trời chiếu tỏa bao phủ, và đồng thời cũng có bóng tàn khuất tỏa xuống chung quanh. Nhưng nơi Chúa Giêsu Kitô thì khác không như thế. Ngài chính là ánh sáng. Ánh sáng chiếu tỏa phát ra từ tâm hồn thân thể ngài, và không có tàn bóng khuất lan tỏa bao phủ chung quanh.

Ánh sáng đó mang hình ảnh ý nghĩa sự vinh hiển của chính Chúa Giêsu được hiển thị trong sự sống lại, và lên trời của Ngài do Thiên Chúa Cha thực hiện.

Từ vùng bên dưới leo lên núi cao đòi hỏi nhiều sức lực cố gắng hy sinh cùng chịu đựng gian khổ.

Trong đời sống hằng ngày, nhất là đời sống tinh thần đạo giáo, nếp sống đào tạo giáo dục, cũng tựa như từ bên dưới leo lên núi cao. Nên con người luôn cần đến chí khí kiên nhẫn tập luyện để có thể đạt tới thành công.

Chúa Giêsu Kitô biến hình trên núi Tabor, tiên báo sứ điệp ánh sáng chiếu niềm hy vọng ơn cứu chuộc cho con người, là hình ảnh ẩn chứa động lực giúp cho tinh thần có chí khí sức lực vươn lên vượt qua những thử thách cám dỗ hướng chiều theo cảm quan thị hiếu.

Lễ Chúa Giesu biến hình 6.8.


Vietcatholic News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây