TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Lời Chúa CHÚA NHẬT V PHỤC SINH – C

Thứ năm - 12/05/2022 19:57 |   1396
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 13, 34)

15/05/2022
CHÚA NHẬT TUẦN 5 PHỤC SINH – C

 

cn 5PS C

Ga 13, 31-33a.34-35

YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.”
(Ga 13, 34)

Suy niệm: Thánh Gio-an định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4, 8.16). Ngài nhắc lại lời Chúa Giê-su: “Anh em hãy yêu thương nhau”. Tuy nhiên, đừng hiểu lầm hoặc giới hạn Lời Chúa để chỉ yêu những ai yêu thương mình hay một nhóm được coi là “người thân cận với mình” mà phải “yêu thương nhau như Thầy đã yêu”, nghĩa là tình yêu phải mở rộng đến với mọi người, ngay cả kẻ thù và vươn tới mức độ “dám hiến cả mạng sống cho bạn hữu mình” (x. Ga 15, 13).

Mời Bạn: Ta dễ có cám dỗ chỉ yêu những người yêu mình, những người thân của mình, hoặc những người thuộc “phe” của mình, mà loại trừ những người mình không thích hoặc không thuộc nhóm mình. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở rằng: “Tình yêu không đặt vấn đề người anh em hay chị em đang cần giúp đỡ kia đến từ nơi này hay nơi khác. Vì tình yêu đập vỡ những sợi xích giữ chúng ta trong tình trạng cô lập và tách rời; thay vào đó, tình yêu xây dựng những cây cầu. Tình yêu giúp chúng ta tạo ra một gia đình lớn, ở đó tất cả chúng ta có thể cảm thấy như ở nhà” (Thông điệp Fratelli Tutti, số 62). Xây dựng những cây cầu yêu thương chứ không phải những bức tường cách ly, thù địch, đó chính là mệnh lệnh của tình yêu cho chúng ta.

Sống Lời Chúa: Hôm nay bạn hãy nói một lời nói, một hành động thân thiện và nhất là một lời cầu Chúa chúc phúc cho một người mà bạn không ưa thích.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, yêu người đã khó, nhưng yêu kẻ mình ghét còn khó hơn. Xin cho chúng con có can đảm lướt thắng sự ích kỷ nơi mình để chúng con có thể yêu người thân cận như Chúa đã yêu. Amen.

BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ
Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm C

Dẫn vào Thánh Lễ

Anh chị em thân mến! Bài Tin Mừng hôm nay là một đoạn trích trong bài từ biệt của Đức Giêsu, tuyên bố đã khởi đầu Giờ Người được tôn vinh, qua việc Tử Nạn và Phục Sinh đúng theo ý định của Chúa Cha. Sau đó Đức Giêsu ban cho các môn đệ một điều răn mới là “hãy yêu như Thầy đã yêu”. TÌNH YÊU ấy chính là dấu chỉ để người ngoài nhận biết ai mới thực là môn đệ của Người.

Lời mời gọi “hãy yêu như Thầy đã yêu” quả là một thách đố lớn cho chúng ta là những môn đệ của Ngài. Yêu đến tận cùng và yêu tất cả mọi người trong trật tự, như Chúa đã làm sẽ giúp chúng ta sống trọn vẹn ơn gọi làm người và làm môn đệ của Chúa.

Vậy, mỗi người chúng ta phải ý thức và can đảm sống theo gương mẫu và lời dạy của Chúa là từ bỏ chính bản thân tội lỗi của chúng ta.

Ca nhập lễ

Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu; Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt muôn dân – Alleluia.

Lời nguyện nhập lễ

Lạy Thiên Chúa toàn năng, nhờ Ðức Kitô, Con Một Chúa, Chúa đã thương cứu chuộc chúng con và nhận làm nghĩa tử; xin lấy tình Cha mà âu yếm đoái nhìn: này chúng con là những kẻ tin kính Ðức Kitô, xin cho chúng con được trở nên những người tự do đích thực và đáng hưởng gia nghiệp muôn đời. Chúng con cầu xin…

Bài Ðọc I: Cv 14, 20b-26

“Các ngài thuật lại những gì Thiên Chúa đã làm với các ngài”.

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, Phaolô và Barnaba trở lại Lystra, Icôniô và Antiôkia, củng cố tinh thần các môn đồ, khuyên bảo họ giữ vững đức tin mà rằng: “Chúng ta phải trải qua nhiều nỗi gian truân mới được vào nước Thiên Chúa”. Nơi mỗi hội thánh, các ngài đặt những vị niên trưởng, rồi ăn chay cầu nguyện, trao phó họ cho Chúa là Ðấng họ tin theo.

Sau đó, các ngài sang Pisiđia, đi đến Pamphylia. Sau khi rao giảng lời Chúa tại Perghê, các ngài xuống Attilia, rồi từ đó xuống tàu trở về Antiôkia, nơi mà trước đây các ngài đã được trao phó cho ơn Chúa để làm công việc các ngài mới hoàn thành. Khi đến nơi, các ngài tụ họp giáo đoàn, thuật cho họ nghe những gì Thiên Chúa đã làm với các ngài và đã mở lòng cho nhiều dân ngoại nhận biết đức tin.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 144, 8-9. 10-11. 12-13ab

Ðáp: Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa, con sẽ chúc tụng danh Chúa đến muôn đời (c. 1).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa. 

Xướng: Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài hãy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao quyền năng của Ngài. 

Xướng: Ðể con cái loài người nhận biết quyền năng và vinh quang cao cả nước Chúa. Nước Ngài là nước vĩnh cửu muôn đời, chủ quyền Ngài tồn tại qua muôn thế hệ. 

Bài Ðọc II: Kh 21, 1-5a

“Thiên Chúa sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ”.

Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.

Tôi là Gioan đã thấy trời mới và đất mới. Vì trời cũ và đất cũ đã qua đi, và biển cũng không còn nữa. Và tôi là Gioan đã thấy thành thánh Giêrusalem mới, tự trời xuống, từ nơi Thiên Chúa: tề chỉnh như tân nương được trang điểm cho tân lang của mình. Và tôi nghe có tiếng lớn tự ngai vàng phán ra: “Ðây là Thiên Chúa ở với loài người, và chính Thiên Chúa sẽ ở với họ. Người sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ. Sự chết chóc sẽ không còn nữa, cũng không còn than khóc, không còn kêu la, không còn đau khổ: bởi vì các việc cũ đã qua đi”. Và Ðấng ngự trên ngai vàng đã phán rằng: “Này đây, Ta đổi mới mọi sự”.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Ga 13, 34

Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con”. – Alleluia.

Phúc Âm: Ga 13, 31-33a. 34-35

“Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Chúa Giêsu liền phán: “Bây giờ Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển.

“Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau”.

Ðó là lời Chúa.

Lời nguyện tín hữu

Chủ tế: Anh chị em thân mến! “Di chúc” của Chúa Giê-su: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Với quyết tâm cố gắng thực thi điều răn mới của Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện:  

1. “Các Ngài thuật lại những gì Thiên Chúa đã làm với các Ngài” – Xin cho các vị Chủ chăn biết noi gương Đức Kitô, luôn làm hiển danh Thiên Chúa Cha bằng chính cuộc sống thánh thiện, quảng đại, hi sinh, hầu có thể chu toàn trách vụ mưu cầu ơn cứu rỗi cho muôn người.

2. “Người sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ”  – Xin cho các tín hữu biết điểm tô vẻ đẹp rạng ngời của một Kitô hữu, bằng sự mến thương không gian dối, để thế giới tìm thấy nơi họ câu trả lời thỏa đáng về tình yêu Chúa Kitô cho con người.

3. “Mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau” – Xin cho nhân loại biết loại trừ mọi tranh chấp, hận thù, chia rẽ, để cùng nhau dựng xây một thế giới yêu thương và an bình.

4. “Các con hãy yêu thương nhau”.- Xin tình yêu Chúa hiệp nhất mọi người trong giáo xứ chúng ta, để tất cả biết cùng hướng về việc đại kết, mà sẵn sàng thông cảm tha thứ cho nhau, giúp nhau sống giới luật yêu thương một cách tích cực và chân thành.

Chủ tế: Lạy Chúa, xin giới luật yêu thương của Chúa thấm nhiễm trong tâm hồn chúng con, giúp chúng con luôn nhớ được tình thương nhưng không Chúa ban, để chúng con biết trao ban cách quảng đại. Nhờ đó, chúng con thực sự là dấu chỉ và là lời mời gọi nhiều người về với Chúa, Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.

Lời nguyện tiến lễ

Lạy Chúa, chúng con tin Chúa sẽ thực hiện trong thánh lễ này một cuộc trao đổi kỳ diệu là làm cho bánh và rượu chúng con dâng tiến trở nên Mình và Máu Thánh Ðức Kitô, để chúng con được thông phần thiên tính của Chúa. Xin cho chúng con biết ăn ở thế nào cho phù hợp với chân lý chúng con tin nhận. Chúng con cầu xin…

Lời tiền tụng Phục Sinh

Ca hiệp lễ

Chúa phán:”Thầy là cây nho thật, các con là nhành, ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái” – Alleluia.

Lời nguyện hiệp lễ

Lạy Chúa, xin phù trợ chúng con là đoàn dân của Chúa. Chúa đã lấy bánh bởi trời mà nuôi dưỡng chúng con, xin cũng giúp chúng con từ bỏ nếp sống cũ và hân hoan bước vào đời sống mới. Chúng con cầu xin…

Suy niệm

Giới luật yêu thương

Thày ban cho các con một điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau.

Thiên Chúa là Tình yêu, mà con người được dựng nên giống hình ảnh Ngài, vì thế tự bản chất con người đã là tình yêu và trong trái tim của họ bao giờ cũng leo loét một ngọn lửa thương yêu. Thực vậy, chúng ta có thể xác quyết:

– Con người được dựng nên là để yêu thương.

Mục đích của cuộc sống không phải là lao động mà chính là yêu thương. Bởi đó, có người đã bảo:

– Yêu hay là chết.

Hẳn chúng ta còn nhớ ngày kia một tiến sĩ luật đã hỏi Chúa Giêsu:

– Thưa Ngài, giới răn nào là giới răn quan trọng nhất.

Và Chúa đã trả lời:

– Giới răn quan trọng nhất, đó là hãy kính mến Thiên Chúa hết lòng. Còn giới răn thứ hai cũng quan trọng như giới răn thứ nhất, đó là hãy yêu thương anh em như chính mình. Hai giới răn này gồm tóm mọi lề luật và lời các tiên tri.

Nếu suy nghĩ, chúng ta sẽ thấy: hai giới răn này không đặt trọng tâm vào trí khôn, nhưng vào con tim. Hai giới răn này thật quan trọng vì từ chúng xuất phát ra mọi giới răn khác và chi phối toàn bộ cuộc sống đạo đức, luân lý và xã hội của chúng ta. Tất cả lề luật được gồm tóm trong bốn chữ vắn gọn, đó là MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI. Hay chỉ trong hai chữ mà thôi, đó là YÊU THƯƠNG, như lời thánh Augustinô đã nói:

– Hãy yêu rồi làm điều mình muốn.

Và Chúa Giêsu trong lời trăn trối sau cùng trước khi ra đi chịu chết cũng đã nói:

– Thày ban cho các con một điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau… Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thày, là các con hãy yêu thương nhau.

Thế nhưng, con người thời nay lại không hiểu rằng tình yêu chính là mục đích và ý nghĩa của cuộc sống. Thử nhìn vào chương trình học vấn của mọi quốc gia, chúng ta sẽ thấy những chương trình ấy chú trọng đến chữ hiểu và chữ nhớ hơn là chữ yêu. Những chương trình ấy cố gắng sản xuất ra những chuyên viên, chứ không phải ra những người biết sống cuộc đời mình một cách trọn vẹn. Vì thế, chúng ta có thể chạy đến các lớp học, giật lấy những cuốn vở và nói với các em nhỏ rằng:

– Mục đích của đời sống không phải là học biết nhưng là yêu thương. Học để hiểu biết là điều cần thiết và tốt đẹp, tuy nhiên điếu cần thiết và tốt đẹp hơn, đó là học để yêu thương.

Trước hết, hãy tập yêu thích thiên nhiên: những bông hoa tươi thắm, những cánh chim tung bay, những làn gió nhẹ, những tiếng mưa rơi…Rồi từ đó khám phá ra sự hiện diện đầy quyền năng và yêu thương của Thiên Chúa.

Tiếp đến, hãy tập yêu thương anh em. Đừng làm hại ai nhưng sẵn sàng giúp đỡ mọi người, kể cả những kẻ thù địch, nhất là những người đau khổ và kém may mắn. Chính những hành động bác ái này mới thực sự có được một giá trị to lớn trước mặt Chúa.

Sau cùng, hãy tập yêu kính Thiên Chúa. Chúng ta nên nhớ rằng: sở dĩ chúng ta có là vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta. Đừng chần chừ, nhưng phải bắt đầu ngay từ ngày hôm nay bởi vì Đức Kitô đã chết vì chúng ta và cửa trời đang mở rộng để chờ đón chúng ta.

Tình yêu sẽ làm cho cuộc đời thêm ý vị và đáng sống. Chẳng hạn người mẹ vì yêu thương đã thức bao nhieu đêm dài bên cạnh chiếc nôi để chăm sóc cho đứa con đau yếu. Chẳng hạn người cha vì yêu thương đã chấp nhận những công việc nặng nhọc để đem lại chén cơm manh áo nuôi sống gia đình. Chẳng hạn các tu sĩ vì yêu thương đã từ bỏ một nếp sống tiện nghi để ra đi tới những vùng đất xa xôi hẻo lánh mà giúp đỡ các bệnh nhân và những người xấu số.

Và như vậy, tình yêu đã trở thành một cái gì quí giá nhất như lời thánh Phaolô đã dạy:

– Nếu tôi nói được mọi thứ tiếng của loài người…mà không có đức ái, thì tôi cũng chỉ là não bạt ầm vang mà thôi.

Hơn thế nữa, chúng ta không sống cô độc lẻ loi như một pháo đài biệt lập, hay như một hòn đảo giữa biển khơi. Trái lại, chúng ta sống là sống với, sống cùng. Đúng thế, chúng ta sống với thiên nhiên, sống với người khác và sống với Thiên Chúa. Sợi giây liên kết chúng ta lại với thiên nhiên, với người khác và với Thiên Chúa chính là tình yêu. Tình yêu đã tạo thành một chiếc cầu nối kết con người với thiên nhiên, với nhau và với Thiên Chúa. Chúng ta chỉ gắn bó với cái chúng ta yêu thích, chứ không phải với cái chúng ta hiểu biết.

Tình yêu đã nối kết con người lại với nhau, cũng như mối kêt con người lại với Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta phải mến Chúa và yêu người.

Điều sai lầm tệ hại nhất của nền văn minh hiện tại là đã quá chú trọng đến việc phát triển trí tuệ, mà sao lãng việc phát triển con tim. Cái ưu tiên trong con người chúng ta phải là tình yêu.

Chính vì thế, thánh Gioan đã không định nghĩa Thiên Chúa là hiểu biết, là lao động…nhưng đã định nghĩa Thiên Chúa là Tình yêu. Bởi đó, khi yêu thương, chúng ta trở nên giống Thiên Chúa. Khi yêu thương, chúng ta ở trong Thiên Chúa.

Thế nhưng, yêu thương là cho đi. Cho đi như Chúa Giêsu đã thực hiện trên thập giá. Cho đi tới giọt máu cuối cùng. Công bằng thì có giới hạn, còn yêu thương thì chẳng bao giờ có giới hạn. Chúng ta cứ phải yêu mãi, yêu hoài. Vì chính tình yêu sẽ đem lại ý nghĩa cho cuộc sống và sẽ chứ rỗi bản thân chúng ta.

Để kết luận, chúng ta cùng nhau khắc ghi tư tưởng sau đây của thánh Gioan Thánh giá:

– Khi cuộc sống này chấm dứt, chúng ta sẽ bị xét xử theo những hành động bác ái và chính tình yêu sẽ ấn định số phận đời đời của mỗi người chúng ta.

 

 

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE st1\:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:6.0pt; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:6.0pt; mso-para-margin-left:0cm; text-align:justify; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";}

CHÚA NHẬT TUẦN 5 PHỤC SINH – C
(Gioan 13:31-33a, 34-35) Lm Lã Mộng Thường 

Bài trích phúc âm theo thánh Gioan.

Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";}

Khi Giu-đa đi rồi, Đức Giê-su nói: “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người”.

“Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau”.

Chúng ta đều biết, phúc âm Gioan là thành quả của sự chiêm nghiệm, sản phẩm của tâm hồn ngất trí suy nghiệm về cuộc đời và những sự dạy dỗ của Chúa Giêsu. Phúc âm Gioan được viết vào khoảng từ năm 90 đến năm 110 sau Công Nguyên, nghĩa là sau khi Đức Giêsu lên trời, đồng thời cũng sau ba phúc âm Matthêu, Marcô, và Luca; ba phúc âm này thường được gọi chung là phúc âm nhất lãm bởi nội dung và diễn trình quảng diễn tương tự nhau.

Có điều đặc biệt là chỉ phúc âm Gioan nói về các môn đệ phải biết yêu thương nhau; điều này khêu gợi nơi tâm tưởng người đọc liên tưởng đến khúc mắc có lẽ có điều gì phiền hà đã đang hiện hành, gây chia rẽ, bất mãn nên phải nói đến yêu thương nhau mới xứng đáng là môn đệ của Chúa; trong khi nơi phúc âm nhất lãm, có nhắc tới lại nói về sự yêu thương kẻ thù nghịch; chẳng những cầu nguyện cho họ mà dẫu bị tát má bên này lại còn nên chìa má bên kia cho họ tát.

Bình tâm nhận định về tâm tính con người hiện thực, những ưu ái đối với mình của những người sống quanh ta thường ít được nhắc tới và thường được chấp nhận như lẽ đương nhiên. Nhưng bất cứ sự gì không vừa lòng mình, nó dằng dai dằn vặt tâm trí, tâm tình chúng ta. Cũng thế, những gì hợp với mình như thái độ, lối sống, nhưng không hợp với hàng xóm, láng giềng cũng khiến thái độ, tâm tình của họ phần nào bị phiền hà; ấy là chưa nói tới hành vi, cử chỉ khi giao tiếp, liên hệ. Điều thường tình, không ai giống ai và cũng không ai hoàn toàn hòa hợp với bất cứ ai. Chúng ta thử nhìn thẳng vào cuộc sống hôn nhân của mọi gia đình sẽ chứng thực được thực thể bình thường nhưng thật đối nghịch này. Không cặp đôi vợ chồng nào sinh ra đã hoàn tòan hợp nhau, mà thực ra, chỉ vì nhau mà thay đổi, vì nhau mà cải thiện, cải cách.

Có lẽ điều hiển nhiên khác thường này đã khiến tác giả phúc âm Gioan chú trọng đến vấn đề yêu thương, Thiên Chúa Cha yêu thương Con một của Ngài; rồi vì yêu thương nhân thế nên sai Con một của Ngài xuống cứu vớt nhân loại, quả hơi nghịch với Thánh Kinh. Một bà Evà lỗi lầm vì lỡ không biết ngừa thai, có bầu, thích ăn rở, thèm của chua nên bị cái bầu kích thích ăn trái táo xanh, chưa chín, bởi chín thì nó đã thối rụng, sao có thể ăn, thế mà bị phạt dây dưa đến cả ông tổ loài người và con cháu sau này. Thế nhưng, một Thiên Chúa công bằng, ngay thẳng lại vui lòng thí Con một mình cho con cháu Evà giết hại lại hớn hở mà tha hết tội cho chúng dù chúng phạm thượng đến đâu miễn là không phạm đến Thánh Thần. Cái chủ thuyết yêu thương nơi phúc âm Gioan quả là nghịch thường và thế tục, hữu vi, chưa thoát khỏi giới hạn nhân sinh.

Nơi phúc âm nhất lãm, mệnh lệnh yêu thương kẻ thù mới thực sự làm cho con người quay quắt, không biết lối nào mà mò. “Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt. 5:44-48).

Đọc phúc âm, nếu cứ đọc được sao, hiểu vậy theo nghĩa từ chương, chắc chắn người đọc sẽ cho rằng phúc âm viết những gì không tưởng. Tuy nhiên, hãy nhảy vào câu chuyện dụ ngôn, đóng thử một đôi vai trò trong dụ ngôn đó mới thấy phúc âm thật lạ lùng. Thí dụ nơi mệnh lệnh dụ ngôn yêu mến kẻ thù địch rồi nghiệm lại bản thân. Phỏng có kẻ địch nào nguy hại và đốn mạt hơn chính mình đối với mình. Có câu nói, “Kẻ thù nguy hại nhất đối với tôi là chính tôi”. Nghiệm được như thế mới thấy sự hoàn thiện của Thiên Chúa nơi phúc âm không đơn giản như đầu óc thế tục có thể nghĩ tới.

Tóm lại, Lời Chúa qua bài phúc âm theo thánh Gioan khuyến khích chúng ta bình tâm suy nghiệm về thực thể hiện hữu và hoạt động của Thiên Chúa nơi mỗi người. Bình tâm hồi ức lại con người của mình ra sao, lối sống của mình có thể hiện được, minh xác được thực tại tối thượng nơi mình hay không. Cố gắng tỏ ra, hay thực hiện bất cứ gì hầu bày tỏ lòng yêu thương đến người khác mà không biết mình thế nào, không biết yêu thương chính mình thì mình đã chẳng yêu thương ai.
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:8.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:107%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT V PHỤC SINH – NĂM C

Chuyển ngữ: Jos. Đăng Vũ

Nguồn: https://peoplaid.com/2022/05/11/may-15-2022-gospel-reading-and-reflection-john-1331-33a-34-35/ (11.5.2022)

PHÚC ÂM: Ga 13, 31-33a. 34-35

“Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Chúa Giêsu liền phán: “Bây giờ Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển.

“Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau”.   

Đó là lời Chúa.

Nguồn: http://thanhlinh.net/node/154101

SUY NIỆM: GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG

Chúa Giêsu dạy cho chúng ta phải yêu thương nhau. Ngài không phải đang nói với chúng ta: “Hãy yêu thương kẻ khác”. Đó không phải là một yêu cầu đơn thuần mà đó là một điều răn. Nếu chúng ta thực hành giới răn này, thì mọi người sẽ biết rằng chúng ta là môn đệ của Thầy Giêsu.

 

Chúng ta hãy lưu ý rằng, đoạn Tin Mừng trên bắt đầu ngay sau khi Giuđa rời nhóm 12 để thực hiện sự phản bội của mình với Chúa Giêsu. Thay vì cay đắng và tức giận, Chúa Giêsu bắt đầu nói về sự vinh hiển của Thiên Chúa và ban giới răn yêu thương. Tất nhiên Chúa Giêsu Ngài là Thiên Chúa thật, nhưng Ngài không cư xử như chúng ta. Khi Ngài nói về tình yêu với kẻ thù của bạn, Ngài chỉ đường cho chúng ta.

 

 

Yêu thương người khác không phải là điều dễ dàng, nhất là yêu thương những người phản bội chúng ta. Tuy nhiên, đây là cách để Thiên Chúa được tôn vinh. Đây là điều khác biệt giữa chúng ta với những người ngoại đạo. Đây là điều khiến chúng ta xứng đáng với danh xưng là Kitô hữu – một Alter Christus.

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây