TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Truyền thông bẩn

Thứ sáu - 17/01/2025 20:36 | Tác giả bài viết: Lm. Anmai, CSsR |   65
Giới truyền thông bẩn điển hình như trang này làm clip với tít giật hot câu live Tin Mới! Xót Xa Đức Giáo Hoàng Phanxicô Vừa Bị Té Ngã Lúc Này - Xin Cầu Nguyện
Truyền thông bẩn

TRUYỀN THÔNG BẨN !


Chẳng biết nói gì ! Cạn lời !

Giới truyền thông Vatican đưa tin:

Sáng ngày 16 tháng Giêng vừa qua, Đức Thánh cha Phanxicô đã bị ngã ở nhà trọ thánh Marta, tại nội thành Vatican. Đức Thánh cha bị bầm tím ở cẳng tay phải, xương không bị gãy, nhưng cánh tay ngài được bó cố định như một biện pháp phòng ngừa, theo thông cáo của Phòng Báo chí Tòa Thánh.

Tuy nhiên, Đức Thánh cha vẫn tiếp kiến các nhóm theo chương trình đã ấn định. Cách đây hơn một tháng, ngày 06 tháng Mười Hai năm vừa qua, Đức Thánh cha cũng đã bị ngã tại Nhà trọ thánh Marta, và bị vết bầm ở cằm bên phải.

Giới truyền thông bẩn điển hình như trang này làm clip với tít giật hot câu live Tin Mới! Xót Xa Đức Giáo Hoàng Phanxicô Vừa Bị Té Ngã Lúc Này - Xin Cầu Nguyện l Đặc biệt là kèm theo hình ảnh Đức Thánh Cha BƯỚC XUỐNG CẦU THANG MÁY BAY VÀ ĐƯỢC DÌU XUỐNG CHỨ KHÔNG NGÃ.

Trang này và một số trang bẩn chuyên gia xào nấu thông tin. Đáng tiếc thay là nhiều người hiếu kỳ không chỉ vào xem và chia sẻ để cho họ kiếm tiền.

Thật lòng ! Chả hiểu được họ ! Kiếm tiền là điều bình thường trong cuộc sống nhưng phải bằng cái tâm và sự thật ! Họ đánh mất lương tâm của mình ! Tiếc quá !

Xin kính mong các trang thông tin có kiếm tiền thì cũng nên kiếm trong chân lý và sự thật ! Hình Đức Thánh Cha ngã hoàn toàn khác với hình truyền thông bẩn đưa !

Nhớ lại hình ảnh ngôi nhà còn nguyên vẹn sau đám cháy ! Ngôi nhà ấy đâu phải là ở LA mà ơ Hawaii ! Tiếc là truyền thông bẩn đua nhau làm clip để kiếm tiền ! Tiếc là nhiều và quá nhiều người theo dõi !

Xin anh chị em theo dõi tin tức cần thận trọng tin giả và tin thật

Rất thân mến !

Lm. Anmai, CSsR

LỪA ĐẢO TRỰC TUYẾN BỦA VÂY

Theo Hiệp hội An ninh mạng quốc gia công bố ngày 16.12 vừa qua, lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành, gây những hậu quả nặng nề tại Việt Nam trong năm 2024. Thống kê, cứ 220 người dùng mạng thì sẽ có một người là nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, tỷ lệ là 0,45%. Tổng thiệt hại gây ra trong năm 2024 ước tính lên tới 18.900 tỷ đồng. Một con số gây “giật mình”!

Hình thức tấn công của các đối tượng lừa đảo rất đa dạng và tinh vi. Trong đó, phổ biến là dụ dỗ tham gia các chiêu trò đầu tư giả, hứa hẹn lợi nhuận cao; giả mạo danh tính cơ quan, tổ chức; lừa thông báo trúng thưởng, khuyến mãi lớn; bên cạnh đó là dọa khóa sim điện thoại vì chưa chuẩn hóa thuê bao, du lịch giá rẻ, giả mạo biên lai chuyển tiền thành công, giả giáo viên/nhân viên y tế báo con đang cấp cứu, giả các trang thông tin điện tử cơ quan, doanh nghiệp (ngân hàng, BHXH…), chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng… Quả là có quá nhiều ma trận để mắc bẫy, mất tiền oan uổng.

Ở thời đại mà ai nấy đều dễ dàng trao đổi, mua bán, chuyển tiền… chỉ cần có điện thoại kết nối mạng, nếu như không có những kỹ năng để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bản thân, thì sẽ không khó bị gạt. Nói cách khác, việc ứng dụng công nghệ cao như dao hai lưỡi, khiến cho một số người khi tiếp xúc các nội dung giả mạo đã không thể phân biệt được thật - giả, dẫn tới bị mắc lừa. Có một chi tiết cần lưu ý là số người dính bẫy công nghệ phần lớn có nguyên nhân từ chuyện rò rỉ thông tin dữ liệu cá nhân trong quá trình sử dụng các dịch vụ thiết yếu như nhà hàng, khách sạn, siêu thị; hoặc khi dùng mạng xã hội. Ngoài ra, kẻ xấu cũng đánh vào lòng tham, đánh vào tâm lý run sợ, thiếu thời gian tỉnh táo đối chứng các nguồn. Ngoài các kịch bản tinh vi, những đối tượng lừa đảo còn sử dụng các phương thức công nghệ khác như trí tuệ nhân tạo để tạo video, tạo giọng nói giả mạo nhằm xây dựng lòng tin từ nạn nhân; ứng dụng công cụ tự động để giao tiếp liên tục với nạn nhân; dùng phần mềm chuyên dụng trên máy tính để thực hiện cuộc gọi, tiếp cận nhiều người cùng lúc... Do đó, các chuyên gia đưa ra khuyến cáo nên hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân khi không cần thiết; trước khi cung cấp thông tin, cần kiểm tra kỹ lưỡng uy tín của các website và doanh nghiệp; sử dụng mật khẩu mạnh, khác biệt cho mỗi tài khoản; cần cẩn trọng, không bắt chuyện với các cuộc gọi không có số định danh hoặc không có trong danh bạ (số lạ); không cài đặt, tải về các phần mềm, ứng dụng không rõ nguồn gốc cũng như không truy cập vào các liên kết đáng ngờ đòi hỏi thông tin cá nhân; kết thúc ngay cuộc gọi nếu thấy nội dung không liên quan tới nhu cầu của mình để tránh bị lừa đảo…

Lm. Anmai, CSsR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây