Vinh Quang Dệt Trên Nền Thập Giá
Đức Hữu
2024-09-22T00:28:49-04:00
2024-09-22T00:28:49-04:00
https://gpbanmethuot.vn/trang-ban-doc/vinh-quang-det-tren-nen-thap-gia-17040.html
https://gpbanmethuot.vn/uploads/news/2024_09/thap-gia.jpg
Giáo Phận Ban Mê Thuột
https://gpbanmethuot.vn/assets/images/logo.png
Chủ nhật - 22/09/2024 00:23 |
Tác giả bài viết: Đức Hữu |
107
Trong các cuộc chiến, hình ảnh lá cờ phấp phới tung bay thường là dấu hiệu cho thấy bên đó đã dành chiến thắng.
VINH QUANG DỆT TRÊN NỀN THẬP GIÁ
Trong các cuộc chiến, hình ảnh lá cờ phấp phới tung bay thường là dấu hiệu cho thấy bên đó đã dành chiến thắng. Đàng khác, đâu đây trong các cuộc tiếp đón các nguyên thủ đến các quốc gia, khi đoàn xe tới đâu, chúng ta cũng thường thấy mọi người đứng hai bên đường, tay cầm cờ như một dấu chỉ để tung hô vị thượng khách ấy. Có thể nói, lá cờ là biểu tượng của sự vinh quang.
Còn Thập giá? Vào thời Chúa Giêsu, thập giá là dụng cụ nhục hình dành cho các tội nhân. Thập giá là biểu tượng của sự thử thách, của nỗi khổ đau. Trong cuộc sống, dù muốn dù không, chúng ta vẫn gặp và chịu đựng nhiều thứ trái ý. Thật vậy, bị áp bức hoặc không làm gì được người kia thì đành phải chịu thua. Đó là “bị” vác thập giá, bị nhục nhã. Người Việt có câu: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Nhưng người ta thường “nói đùa” là “một sự nhịn, chín sự… nhục”. Đàng khác Thập giá cũng chính là dụng cụ nhục hình mà Chúa Kitô đã chịu đóng đinh vào, và Ngài đã chết trên đó để cứu chuộc nhân lọai. Ngài đã bị nhục nhã ê chề, vì hình phạt đóng đinh vào Thập giá chỉ dành cho những tên tội phạm “khét tiếng”. Không chỉ là bị đóng đinh vào Thập giá mà Ngài còn bị lột trần. Vô cùng nhục nhã. Thậm chí các môn đệ chí thiết cũng tìm cách rời xa Ngài vì sợ bị liên lụy. Chúa Giêsu đã bị liệt ngang hàng với cỡ tội phạm nguy hiểm như Baraba hoặc Osama bin Laden. Có lẽ không còn sự nhục nhã nào hơn nữa!
Hẳn là mỗi khi nhìn và nhớ lại những biến cố đau buồn trong cuộc đời, chúng ta sẽ thấy không biết có bao nhiêu biến cố mà ta phải cám ơn, vì nhờ chúng mà chúng ta đã thay đổi và lớn lên. Đây là một sự thật rất đơn giản mà nhiều người chưa từng nhận ra. Các biến cố may mắn làm cho cuộc sống trở nên vui tươi nhưng chưa hẳn đã giúp chúng ta khám phá ra mình, lớn lên và được tự do, mà được dành cho những sự việc, con người và tình huống từng làm chúng ta đau khổ. Mỗi biến cố đau buồn đều chứa đựng nơi mình một hạt giống cho chúng ta lớn lên và tự do. Nhận ra sự thất ấy, ta hãy quay về với cuộc đời mình và nhìn lại vài biến cố mà lâu nay bạn chưa bao giờ tri ân, ta sẽ biết mình có khả năng phát hiện ra nơi những biến cố ấy tiềm năng giúp mình tăng trưởng mà lâu nay ta chưa hề ý thức và vì thế chưa một lần nhìn đến.
Qua cuộc đời của Chúa Giêsu, chúng ta thấy đó là một cuộc đời đi vào đau khổ. Từ trời cao Người đã nhập thể làm người, hòa mình vào trong nhân thế, trong giới lao động cùng khổ. Người đến trần gian không nhằm mục đích xóa bỏ đau khổ mà là hiện diện cùng với những con người đau khổ. Người đòi hỏi các môn đệ phải từ bỏ danh, lợi, thú, để đi vào con đường thập giá, con đường mà nhiều người đang muốn vượt ra, nay Người lại mời gọi đi vào.
Tuy nhiên, con đường Chúa Giêsu đi không dừng lại ở đau khổ và sự chết. Nếu kết thúc cuộc đời của Chúa Giêsu chỉ dừng lại ở bi kịch thập giá thì cửa mồ của sự chết sẽ hoàn toàn khép lại. Người đi qua đau khổ để tiến tới vinh quang, qua sự chết để tới sự phục sinh.
Con đường ấy, Chúa mời gọi chúng ta là kitô hữu vác lấy thập giá hằng ngày của mình mà theo Chúa. Thập giá ở đây là chính bổn phận, là trách nhiệm thường ngày của mỗi người. Chồng vợ vác thánh giá mình nghĩa là có bổn phận, trách nhiệm quan tâm, lo lắng và đem lại hạnh phúc cho nhau. Cha mẹ có bổn phận, trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ con cái. Ngược lại, con cái phải có bổn phận thảo hiếu, kính yêu và vâng lời cha mẹ, chia sẻ trách nhiệm với gia đình trong khả năng thể. Người kitô có trách nhiệm đối với Giáo hội, giáo phận, giáo xứ và phải noi gương Đức Giêsu để thi hành trách nhiệm ấy trong một tâm thế khiêm tốn phục vụ.
Ngày hôm nay, tận cùng trái đất đối với chúng ta thật là tương đối và luôn dễ dàng lướt web, đó là thế giới tiềm thể, kỹ thuật số, các mạng xã hội đang tràn ngập và xuyên qua chúng ta, xóa bỏ mọi khoảng cách, thu hẹp những khác biệt. AI, hay điện toán toàn cầu ở trong tầm tay chúng ta. Điều thiết yếu là tìm kiếm và gắn bó với Đức Kitô, mang Chúa là nguồn hạnh phúc đến cho người khác. Giáo hội đang cần đến chúng ta. Đức Thánh Cha Phanxicô đang mời gọi toàn thể Hội Thánh “Cùng với người trẻ, chúng ta mang Tin Mừng cho tất cả mọi người”.Đời vẫn xoay vần như thế, giữa trăm sự nhớ thương, giữa triệu điều tiếc nuối, nhưng một khi ta biết nhìn lại ta sẽ khám phá ra Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đưa ta đến vinh quang ngang qua sự đau khổ. Khi biết khám phá về những phút ban đầu để nhìn lại hẳn là ta sẽ ca lên lời Thánh vịnh:
Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương (Tv 117, 1).
Chân lý “qua đau khổ tới vinh quang” là bất biến. Trên con đường theo Chúa, chúng ta cũng sẽ gặp nhiều gian nan đau khổ, nhưng nếu kiên tâm và can đảm vượt qua, chúng ta sẽ chiến thắng cùng với Đức Giêsu và đạt được niềm vui bất diệt. Và niềm vui chỉ thật sâu sắc và trọn vẹn sau khi đã kinh qua những nỗi ưu phiền. Niềm vui cao quí nghất dành cho những ai theo Đức Giêsu chính là sau khi trung tín vượt qua cuộc lữ hành trần thế, được gặp Đức Giêsu và hưởng niềm vui Phục sinh trong Nước Trời. Đó là niềm vui vĩnh hằng không ai có thể cướp mất được. Niềm vui mà thánh Phaolô từng nói :”Những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mạc khải nơi chúng ta” (Rm 8,18). Một khi trải qua thập giá, cùng với Đức Kitô, chắc chắn chúng ta sẽ dương cao lá cờ khải hoàn trong vương quốc Tình yêu của Thiên Chúa.
Đức Hữu
Khi đi ngang qua miền Galilê, Đức Giêsu tránh gặp gỡ đám đông; Ngài giới hạn giáo huấn của Ngài chỉ trong vòng các môn đệ của Ngài. Khi Thầy trò đang đi trên đường, Ngài gợi lên lần thứ hai viễn cảnh cuộc Tử Nạn và Phục Sinh sắp đến của Ngài bằng những ngôn từ hầu như y hệt lời loan báo thứ nhất.
“Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời”. Động từ “nộp” ở đây có một ý nghĩa rất mạnh, nhưng được dùng ở thể thụ động “bị nộp” muốn nói lên điều gì? Sau này, thánh Máccô sẽ vạch mặt chỉ tên những kẻ nộp Đức Giêsu đưa Ngài đến cái chết: đó là ông Giuđa (14, 10), các thượng tế (15, 1) và quan tổng trấn Philatô (15, 15). Tuy nhiên, đây cũng là hình thức thụ động thần linh thông dụng mà người Do thái thường dùng để chỉ Thiên Chúa là tác nhân bằng cách tránh nêu danh Người vì lòng tôn kính. Vì thế, cái chết của Đức Giêsu có thể quy trách cho những kẻ tội lỗi gây ra, nhưng nhất là nằm trong ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa. Đó cũng là điều mà lời loan báo đầu tiên diễn tả: “Con người phải chịu nhiều đau khổ”. Đây không là cái tất yếu của định mệnh mà Đức Giêsu phải chịu, nhưng là kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa mà Đức Giêsu phải thực hiện.
“Vào tay người đời”, đây là diễn ngữ Kinh Thánh để chỉ những kẻ thù không có lòng xót thương. Ở đây kiểu nói này hình thành nên một sự đối chiếu thống thiết với danh xưng “Con Người”. Qua danh xưng “Con Người”, Đức Giêsu nhấn mạnh nhân tính của Ngài. Như bao nhiêu con người khác, Ngài cũng biết đau khổ và sự chết đang chờ đợi Ngài, nhưng vận mệnh của Ngài được hoàn tất theo thị kiến của Đanien về Con Người trong vinh quang. Vì thế, như trong lần loan báo đầu tiên, trong lời loan báo thứ hai này, sau khi báo trước cuộc Tử Nạn của mình, Đức Giêsu cũng báo trước cuộc Phục Sinh của Ngài. Như vậy Tử Nạn và Phục Sinh là hai mặt của một thực tại bất khả phân.
Để có thể nhổ tận gốc rể tính tự cao tự đại và tự mãn của các môn đệ Ngài, Đức Giêsu đưa ra một ví dụ khác. Ngài đem một em nhỏ đặt giữa các ông và nói: “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy”. Chúa Giêsu đối lập thế giới người lớn tự phụ và tham vọng với thế giới trẻ thơ. Trẻ thơ có nhiều đức tính mà người môn đệ của Ngài phải học: chúng biết rõ thân phận nhỏ bé của mình, vì thế, chúng không phô trương sự khôn ngoan và quyền hành của mình, nhưng bày tỏ một niềm tin tưởng đơn sơ và chân thành. Hơn thế nữa, trong Tin Mừng, những người phận nhỏ lại là đoàn chiên của Ngài mà Ngài tận tình chăm sóc và hy sinh mạng sống mình cho chúng (Ga 10, 11-15). Đó cũng là những “chiên con” mà Ngài sẽ trao gởi cho thánh Phê-rô chăm sóc với lời căn dặn đến ba lần phải yêu mến đoàn chiên của Ngài như yêu mến Ngài hơn bất cứ ai (Ga 21: 15-16).
Trang Tin Mừng này là một trong những trang làm chứng về sự chân thật của các tác giả sách Tin Mừng. Các Tông Đồ chẳng có lý do gì để mà tự phụ về mình ở nơi những tình tiết này; tuy nhiên họ đã để lại một mẫu gương cho những thế hệ mai sau, họ khiêm tốn nhận ra tâm trí chậm hiểu và thiếu độ nhạy bén của mình.
Sức hấp dẫn và lôi cuốn của Giáo Hội Đức Kitô không phải ở nơi việc phô trương những quyền cao chức trọng, nhưng ở nơi thái độ khiêm tốn hạ mình xuống mà phục vụ những anh chị em bé nhỏ cách đơn sơ chân thành. Nói cho cùng, đây là bầu khi thân thương của một gia đình, ở đó cha mẹ là người lớn nhất nhưng đã tự biến mình thành con sen, đứa ở để phục vụ con cái của mình, con cái càng nhỏ thì cha mẹ càng tận tình yêu thương phục vụ hơn nữa.