TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Cái võng.

Thứ bảy - 24/04/2021 03:44 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   887
trungthu 3[1]
trungthu 3[1]

Cái võng.

Cái võng về hình thể, đơn giản có thể là miếng vải đủ rộng và dài buộc túm ở hai đầu chiều dài, treo hai đầu vào hai chiếc cột hoặc giữa khoảng hai gốc cây. Uyển chuyển là linh hoạt như tính cách người Việt, nó thay chiếc giường cồng kềnh, nặng nề. Nó thay vòng tay người mẹ, ông bố hoặc anh chị, khi mọi người đều tất bật công việc, để ru em dỗ vào giấc ngủ.

Thường ngày xưa, những bà mẹ nuôi con thơ vẫn phải đi làm trong những ngày mùa hay cấy. Các bà không thể để con ở nhà, cũng không thể địu con trên lưng như cách thức người dân tộc, họ mang con theo nhưng đặt con trên võng mắc dưới những làn cây, chốc chốc quay mặt nhìn xem chừng. Thường khỏang giữa những cánh đồng có vài cụm cây cao lớn, ở đó họ nghỉ giữa buổi làm đồng, hoặc ăn cơm trưa, nghỉ ngơi sau buổi sáng làm việc. Cũng nơi đó, họ trồng thêm những cây cách khoảng nhỏ đủ mắc vài chiếc võng, hoặc vài cành cây sà thấp đủ mắc võng. Vừa là nơi đặt con ngủ, vừa có thể là nơi nghỉ ngơi cho con bú.

Chiếc võng, gắn liền với nhiều ký ức khó có thể quên, ký ức ấy vọng lại câu ca dao, vọng lại những thanh âm của bài hát ru. Tiếng võng kẽo kẹt buổi trưa hè oi ả vọng lại những tâm tình của mẹ, vọng lại những ngày nắng mưa. Nếu không là người Việt Nam chắc hẳn cũng khó hiểu về chiếc võng.

Chiếc võng ít được thấy ở các nền văn hoá khác. Nếu người Châu Âu có chiếc túi ngủ, nhưng chẳng sánh bằng tiện dụng của chiếc võng. Với Việt Nam, võng có mặt nhiều nơi: Trong cuộc rước vinh quy “Võng chàng đi trước, võng nàng theo sau”, trong hành trang người lính, trong chiếc túi của người đi xa, trong gánh hàng của mẹ, trong túi người đi thi. Võng mang một chức năng đa dạng, nơi nằm đọc sách, nơi nằm trầm tư, nơi ngồi kể chuyện cổ tích, nơi dỗ giấc ngủ, nơi nằm nghỉ ngơi… Chiếc võng đi vào văn hoá, mang những vần thơ, đọng vào những ký ức và dệt thành nhiều cuộc đời.

Cái nôi đi vào trong văn học nghệ thuật muộn thời hơn, cùng với thời gian hội nhập từ nền văn hoá Châu Âu đầu thế kỷ 19 và 20. Dù hình ảnh chiếc nôi được dùng nhiều để diễn tả sự sống phôi thai từ trong trứng nước, nhưng vẫn không xoá nhoà hình ảnh chiếc võng Việt cùng với những âm thanh kẽo kẹt và lời ru. Chiếc nôi dần dà được biến đổi thành chiếc võng nghĩa là cũng đưa qua đưa lại bằng một moteur điện. Sự thay thế ấy vẫn không xoá nhoà hình ảnh chiếc võng. Chiếc nôi dù sao vẫn không nhẹ nhàng và tiện dụng bằng chiếc võng, khi cần thiết thu lại, thì gỡ một đầu mắc vào cùng một đầu kia. Chiếc nôi tuy gọn nhưng xếp lại vẫn cồng kềnh. Vậy mới thấy cái công dụng và hiệu năng của chiếc võng Việt như một sản phẩm mang đầy biểu tượng tính cách Việt đơn sơ mà hiệu quả.

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây