TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Con Gà

Thứ hai - 10/05/2021 09:18 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   615
Con Gà

Con Gà

Năm Đinh Dậu, nói về con gà. Biểu lộ của gà trống đối với Đông Phương là điềm tốt lành, báo trước những điều thuận lợi, tên của con gà thường gọi là “Kê” theo nghĩa đó.

Đông Phương có quan niệm về năm đức tính (Ngũ đức) biểu lộ từ con gà:

Trí: Mào con gà chỉ về chiếc mũ quan trường nên nó cũng biểu lộ cần thiết “trí” sắc bén của người lãnh đạo. Trong sách Ông Gióp tường thuật sự thông minh, trí tuệ đến từ Thiên Chúa: “Ai làm cho con hạc khôn ngoan, ban trí tuệ cho gà trống?” (Gióp 38, 36). Con hạc báo về mùa nước dâng ở sông Nil, gà báo trời sắp sáng. Người môn đệ cần rèn luyện trí năng để sáng suốt trong nhận định, tỉnh thức giữa những u mê của tâm trí. Như Thánh Augustino cầu nguyện: “Xin cho con học biết Chúa để con học biết con” và thánh Augustino cũng cầu nguyện thêm “Biết Chúa để yêu mến Chúa, yêu mến Chúa để biết Chúa”.

Tín: Gà luôn báo sáng rất đúng giờ, nói riêng ở những miền quê hẻo lánh. Những con gà công nghiệp hay những con gà nuôi ở thành thị về điểm này thì không chính xác, bởi vì nó cũng chịu nhiều tác động của môi trường đèn điện, sự huyên náo, ồn ào cùa con người suốt đêm, nên chúng cũng mất khả năng giữ chữ “tín”. Người môn đệ cũng thế, nếu để lòng mình nhiều dính bén với những điều tham muốn, làm lu mờ đi những cam kết của lời hứa: “Khiết tịnh, nghèo khó, vâng phục”. Chữ “tín” cũng không còn đủ thuyết phục người khác trong thời đại “cần nhiều chứng nhân hơn là thày dạy”. “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn” (Lc 16, 10).

Nhân: Con gà cũng biểu tượng cho lòng tốt khi chúng luôn sống chung theo bầy đàn, con gà trống luôn gắp thức ăn cho những gà mái… Lòng nhân, luôn để tâm tới người khác, làm việc chung, chia sẻ, hài hòa và hòa hợp là những điều cần thiết cho người môn đệ. Trong các hoạt động thường ngày, lòng nhân còn là hiệp thông, đồng cảm, gánh bớt gánh nặng của nhau, đồng trách nhiệm. “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”. (Lc 6, 36)

Dũng: Con gà trống luôn mạnh mẽ trong khi chiến đấu, nhiều con gà bền bỉ chiến đấu cho tới cùng, chấp nhận ngay cả sự chết. Lòng dũng cảm cũng biểu lộ cho người môn đệ, chiến đấu với sự dữ cách ngoan cường, bền bỉ chống lại những cám dỗ, can trường trong đức tin, mạnh mẽ bảo vệ chân lý, công bằng xã hội, sự phát triển toàn diện của con người. Chúa Giêsu dạy các môn đệ: “Từ thời ông Gio-an Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được” (Lc 11, 12).

Nghiêm: Đôi cựa biểu lộ tính nghiêm túc và cần mẫn. Nghiêm với mình, bao dung với người khác. Đó là nguyên tắc rèn luyện của người môn đệ. Tính nghiêm minh nhắc cho người môn đệ ý thức thi hành trách nhiệm, bổn phận trên hết. Tự rèn luyện tu đức, nhân cách, với một lời khuyên của Chúa Giêsu thật rõ ràng: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào” (Lc 13, 24). Người môn đệ cũng là người chiến binh của Chúa được sai đi để chinh phục thế giới.

Con gà báo cảnh thức với thánh Phêrô cũng là con gà trống với biểu trưng những đức tính. Chúng ta cũng cầu xin Chúa giúp mỗi người chúng ta biết tỉnh thức giữa mê lầm và rèn luyện tâm linh, tinh thần, thể chất với những đức tính cần thiết của người môn đệ.

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây